banner thang 6
banner thang 6 MB

Hiện tượng móng chân mọc ngược và cách xử lý


Một tình trạng của móng khiến chúng ta khá khó chịu đó là khi móng chân mọc ngược và phần móng này sẽ đâm vào thịt. Đây cũng là một hiện tượng khá phổ biến và hầu như ai cũng từng bị ít nhất một lần. Mặc dù không nguy hiểm, thế nhưng nó lại khiến chúng ta cảm thấy khó chịu. Vậy xử lý tình trạng này như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Tình trạng móng chân mọc ngược là gì?

Móng chân mọc ngược (hay còn gọi là móng quặp hoặc móng chọc thịt) là một tình trạng khá phổ biến, khi mà móng chân không mọc thẳng như bình thường mà quặp ngược vào trong, cắm vào phần thịt ở trong móng, thường là ở hai bên khóe móng, gây ra tình trạng đau nhức, vô cùng khó chịu. Nặng hơn còn có thể dẫn đến nhiễm trùng, sưng tấy, hay nhiễm trùng xương, nhiễm trùng máu.

Móng quặp ngược vào trong, cắm vào phần thịt ở trong móng, thường là ở hai bên khóe móng, gây ra tình trạng đau nhức, vô cùng khó chịu
Móng quặp ngược vào trong, cắm vào phần thịt ở trong móng, thường là ở hai bên khóe móng, gây ra tình trạng đau nhức, vô cùng khó chịu

Tình trạng móng chân mọc ngược hầu như ai cũng từng gặp phải, thường là ở ngón cái, và cũng có nhiều mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Nếu sớm xử lý thì nó chỉ gây ra tình trạng khó chịu trong vài ngày, khi cắt bỏ hết phần móng chân mọc ngược là sẽ cảm thấy thoải mái, hết khó chịu ngay, không cần điều trị.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng móng chân mọc ngược

Theo những nghiên cứu cho thấy rằng, việc mọc móng chân sẽ dựa vào hai yếu tố ngoại lực và nội lực. Hai yếu tố này đều phải cân bằng thì móng chân mới mọc theo một hướng cố định và không bị mọc ngược. Cụ thể, ngoại lực là những tác động từ bên ngoài đẩy móng xuống và nội lực là sự phát triển từ bên trong đẩy móng mọc lên. Nếu yếu tố ngoại lực tác động mạnh mẽ, lấn át đi yếu tố nội lực thì sẽ dẫn đến tình trạng móng chân mọc ngược.

Cụ thể những yếu tố ngoại lực là nguyên nhân khiến móng chân mọc ngược bao gồm:

  • Mang giày quá chật bó vào các ngón chân, móng không có không gian để phát triển, mũi giày ép lên móng, móng chịu áp lực chèn ép ngoại lực sẽ có xu hướng mọc ngược lại.
  • Do chấn thương nhỏ tại ngón chân tái phát nhiều lần.
  • Do cắt móng chân quá ngắn, làm mất đi hướng mọc cũ của móng, phần móng mới dễ bị mọc lệch và mọc ngược đâm trở lại móng.
Khi đi giày chật hay giày cao gót sẽ tạo ra tác động ngoại lực khiến móng chân mọc ngược
Khi đi giày chật hay giày cao gót sẽ tạo ra tác động ngoại lực khiến móng chân mọc ngược

Ngoài ra, có những yếu tố nội lực, tức là những vấn đề từ bên trong cơ thể làm cho móng chân mọc ngược, bao gồm:

  • Sự bất thường trong cấu trúc móng bẩm sinh như bàn chân bẹt, ngón cái bị vẹo ra ngoài, móng chân mọc ngược thường xuyên dù không có tác động ngoại lực.
  • Bất thường do di truyền với kiểu móng chân hình càng cua cũng dễ khiến cho móng chân mọc ngược.
  • Do mắc phải những bệnh lý mà móng chân mọc ngược chính là một trong số những biểu hiện bệnh, cụ thể như các bệnh béo phì, bệnh lý mạch máu chi dưới
  • Hoặc do tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh.]

Các triệu chứng thường thấy khi móng chân mọc ngược

Triệu chứng hay biểu hiện của tình trạng móng chân mọc ngược rất dễ nhận biết, bởi dù nặng hay nhẹ thì nó cũng khiến chúng ta có cảm giác đau nhức, khó chịu và chỉ muốn cắt phăng chiếc móng đó đi.

Nếu móng chân mọc ngược thì rất đơn giản, dễ giải quyết rồi, thế nhưng, những chuyên gia chia tình trạng móng chân mọc ngược này thành các giai đoạn với các biểu hiện khác nhau. Điều này sẽ giúp ích được cho bạn hơn trong việc nắm bắt tình trạng móng chân mọc ngược của mình. Bởi biết đâu bạn nghĩ nó không nặng nhưng nó lại nguy hiểm thì sao.

Khóe ngón chân bị sưng đỏ do móng chân mọc ngược
Khóe ngón chân bị sưng đỏ do móng chân mọc ngược

Các giai đoạn triệu chứng khi móng chân mọc ngược bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Ngón chân đau nhức nhẹ, nhất là khi chạy hay nhón mũi chân, Khóe móng chân bị sưng đỏ, nếu xử lý nhanh thì không sao, nhưng nếu tình trạng này liên tiếp xảy ra thì dễ bị phù nề cuốn móng bên.
  • Giai đoạn 2: Ngon chân hay bàn chân đồi nhiều mồ hôi hơn, mồ hôi có phần nồng và gây ra khó chịu, phần khóe móng sẽ sưng rõ, có thể dưới phần thịt móng có móng chân bị vùi bên trong, có dịch tiết, máu hoặc mủ. Lúc này, tình trạng đã nghiêm trọng hơn nên có thể sẽ kèm theo sưng tấy, sốt.
  • Giai đoạn 3 : Giai đoạn nghiêm trọng, móng chân đâm sâu vào ụ thịt, gây viêm tấy, sưng đỏ, loét và có máu lẫn với mủ trong phần khóe móng. Đây là tình trạng nhiễm trùng, nếu để lâu có thể khối nhiễm trùng sẽ xâm nhập vào xương.
Giai đoạn 3 khá nghiêm trọng thì sẽ nguy hiểm, gây nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương
Giai đoạn 3 khá nghiêm trọng thì sẽ nguy hiểm, gây nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương

Thông thường, bị móng chân mọc ngược đâm vào thịt thường sẽ rất khó chịu, nhưng những trường hợp người bệnh mắc bệnh đái tháo đường lâu năm, mất đi cảm nhận của dây thần kinh ở bàn chân nên không có cảm giác đau đớn thì họ sẽ không dễ dàng phát hiện ra móng chân mọc ngược dù nó đã ở giai đoạn 3, nặng hơn có thể dẫn tới hoại tử, cắt dời ngón chân.

Giải pháp xử lý tình trạng móng chân mọc ngược

Nếu gặp phải tình trạng móng chân mọc ngược, bạn cũng đừng quá lo lắng bởi nó rất dễ xử lý nếu ở tình trạng nhẹ, và cũng không có tác động xấu nào ảnh hưởng tới cơ thể hay sức khỏe. Để tình trạng này không trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên có những cách xử lý từ sớm, loại bỏ phần móng chân mọc ngược bằng những phương pháp sau:

  • Ngâm chân trong hỗn hợp nước ấm và muối trong khoảng 15-20 phút để giảm bớt đi tình trạng đau nhức khó chịu, làm mềm móng chân, và hạn chế được tình trạng móng chân mọc ngược. Và khi móng chân đã mềm thì dùng dụng cụ cắt móng để cắt đi hết phần móng chân mọc ngược.
  • Hoặc bạn có thể sử dụng giấm táo để xử lý móng chân mọc ngược, bởi nó có chứa thành phần kháng viêm, kháng khuẩn, tránh nhiễm trùng. Nên dùng miếng bông gòn thấm giấm táo rồi đắp lên móng chân mọc ngược khoảng vài giờ rồi sau đó cắt đi phần móng mọc ngược.
  • Tương tự, có thể dùng thêm cả nguyên liệu chanh và mật ong để xử lý móng mọc ngược, với công dụng làm mềm, làm sạch, sát khuẩn và giảm sưng, giảm đau. Cách làm đơn giản với công thức mật ong – chanh pha theo tỉ lệ 1:1 rồi thoa lên móng chân mọc ngược và để qua đêm. Đến khi móng chân mềm thì cắt bỏ phần móng mọc ngược.
Nên ngâm chân với nước ấm, nước muối để làm mềm chân, giảm đau nhức
Nên ngâm chân với nước ấm, nước muối để làm mềm chân, giảm đau nhức

Nếu tình trạng móng chân mọc ngược nặng hơn, chân sưng tấy, nhiễm trùng và có mủ thì cần phải tới bác sĩ để xử lý. Khi đó, bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần móng, hoặc nặng hơn là cắt bỏ hoàn toàn móng và giường móng để ngừa phần móng chọc thịt mọc lại.

Chăm sóc móng chân mọc ngược thế nào để tránh gây đau đớn

Tình trạng móng chân mọc ngược khiến khổ chủ cực kỳ khó chịu, đau đớn, nếu có thể cắt bỏ sớm thì sẽ nhanh khỏi, thế nhưng nếu cần điều trị thì bạn cần phải biết cách chăm sóc làm sao để giảm đi sự khó chịu hay đau đớn do phần móng sưng tấy gây ra.

Cách chăm sóc với tình trạng móng chân mọc ngược như sau:

  • Ngâm móng với nước muối ấm để giảm tình trạng đau nhức như đã kể trên
  • Vệ sinh móng sạch sẽ mỗi ngày, tránh để móng chân dính bụi bẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào phần thịt bị tổn thương do móng mọc ngược, gây ra viêm nhiễm.
Thường xuyên vệ sinh chân và móng chân để tránh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng
Thường xuyên vệ sinh chân và móng chân để tránh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng
  • Nên đi giày thoải mái, tránh đi những loại giày chật, hạn chế tối đa việc đi giày cao gót tác động lên ngón chân gây đau đớn.
  • Thường xuyên cắt tỉa móng, tránh để móng quá dài và cũng không nên cắt quá ngắn, chỉ nên cắt tỉa gọn gàng, dưỡng ẩm móng chân để móng chân phát triển khỏe mạnh và mọc cố định theo một hướng.

Tình trạng móng chân mọc ngược không hiếm, cũng không quá khó để xử lý. Nếu cảm thấy ngón chân khó chịu thì hãy kiểm tra ngay xem móng chân có mọc ngược hay không để tìm cách xử lý sớm nhất có thể nhé. Nếu tình trạng này ngày càng trở nên nặng hơn của bạn đang trở nên nặng hơn, tốt nhất hãy đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.

Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan