banner thang 3
banner thang 3 mobile

Móng chân bị dày lên là biểu hiện gì? Có nghiêm trọng không?


Móng tay, móng chân là một bộ phận để bảo vệ cơ thể, đồng thời, quan sát sự biến đổi của móng tay, móng chân cũng là một cách để nắm bắt tình trạng sức khỏe của bản thân. Trong trường hợp móng chân bị dày lên hoặc sần sùi, xuất hiện sọc thì có thể là biểu hiện bình thường, cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh mà chúng ta cần phải chú ý.

Quan sát tình trạng móng chân có thể nắm bắt được tình trạng sức khỏe
Quan sát tình trạng móng chân có thể nắm bắt được tình trạng sức khỏe

Những biểu hiện khác thường nhận biết móng chân bị dày lên

Một số người sinh ra, bẩm sinh đã có móng chân bị dày cộm, sần sùi thì đó không phải là dấu hiệu của bệnh lý mà chỉ là một đặc điểm của cơ thể. Tuy nhiên, nếu móng chân đột nhiên dày lên, kèm theo những biểu hiện khác thường dưới đây thì bạn cần đặc biệt chú ý, vì nó có thể là biểu hiện của bệnh lý về móng  đó.

  • Bề mặt móng đột ngột trở nên sần sùi, không còn nhẵn mịn như bình thường
  • Độ dày của móng cũng tăng lên, nếu quan sát phần đầu móng thấy móng dày bất thường thì bạn cần phải chú ý.
  • Màu sắc móng chân thay đổi, có thể chuyển sang màu vàng, ố, hay thậm chí là nâu, đen
  • Móng chân bị dày lên nhưng không cứng, kèm theo đó là những biểu hiện như khô, xốp, dễ bị gãy.
  • Bề mặt móng xuất hiện thêm những vết ngang, dọc hoặc có thêm một lớp cát mịn do chất sừng từ móng chân bong ra, khác với kiểu móng nhẵn mịn ban đầu.
Móng chân bị dày lên, ố vàng, xuất hiện các đường sọc ngang, dọc là không bình thường
Móng chân bị dày lên, ố vàng, xuất hiện các đường sọc ngang, dọc là không bình thường
  • Nếu để lâu hơn thì có thể xuất hiện thêm những tình trạng như đau nhức, sưng đỏ, nặng hơn là móng chân có mủ nằm bên trong, gây ra mùi khó chịu, móng chân bị dày nhưng lại dễ bong tróc, tổn thương tới da thịt các vùng lân cận.

Nếu chỉ đơn giản là móng chân bị dày lên mà không có thêm những biểu hiện khác, thì nó chỉ là sự biến đổi của cơ thể, cần quan sát thêm và chú ý thêm về  sức khỏe, nhưng nếu móng chân xuất hiện thêm những biểu hiện khác thường khác thì bạn phải đặc biệt chú ý và tìm ra nguyên nhân, chữa trị kịp thời nhé.

Móng chân bị dày lên là biểu hiện của bệnh gì? Có nghiêm trọng không?

Nếu đã xác định móng chân bị dày lên chính là biểu hiện của bệnh lý, thì bạn cần biết một số bệnh lý liên quan đến việc móng chân bị dày lên dưới đây cùng những biểu hiện của chúng.

Bệnh nấm móng Candida

Đây là một loại bệnh gây ra bởi nấm Candida, thường khiến móng tay, móng chân dày lên, lớp sừng trở nên khô cứng, viêm quanh móng mạn tính. Biểu hiện của bệnh này là lớp móng tay, móng chân dày sừng, chai cứng, hay còn bị ố vàng, rất dễ gãy.

Móng chân khi bị nhiễm khuẩn Candida
Móng chân khi bị nhiễm khuẩn Candida

Với loại bệnh này, ảnh hưởng lớn nhất đó là vấn đề thẩm mỹ, móng chân bị dày lên, màu ố vàng rất khó chịu, thêm đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu do nấm gây ra làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống. Việc điều trị bệnh nấm móng do Candida thường khá dài, vừa phải kết hợp sử dụng thuốc uống, thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ, vừa cần phải thay đổi môi trường sống, môi trường làm việc, đảm bảo yếu tố vệ sinh để ngăn chặn vi khuẩn nấm có điều kiện phát triển.

Bệnh nấm móng do các loại nấm sợi

Đây cũng là một bệnh do nấm gây ra, khiến móng chân bị dày lên, tuy nhiên, biểu hiện của loại nấm này khác với nấm móng Candida.

Với bệnh nấm móng do các loại nấm sợi, thông thường móng sẽ bị đục, mùn sùi lên khiến móng chân bị dày lên nhưng không cứng mà rất dễ bị gãy. Nấm sẽ ăn dần móng từ bờ tự do và có thể ăn toàn bộ móng, khiến móng biến dạng hoàn toàn. Nó còn có thể gây ra tình trạng nấm da ở các vùng da bên cạnh hoặc các vùng da khác trên cơ thể.

Móng chân bị dày lên và bị ăn mòn bởi nấm
Móng chân bị dày lên và bị ăn mòn bởi nấm

Tuy nhiên, nấm sẽ không gây tổn hại đến mầm móng nên sau khi khỏi thì móng vẫn có thể mọc lại sau khi điều trị khỏi hoàn toàn.

Bệnh viêm móng và quanh móng

Biểu hiện của bệnh viêm móng và quanh móng thường gặp là:

  • Vùng da quanh móng bị đỏ, đau và có thể có mủ.
  • Móng bị đổi màu sang màu vàng, ố hoặc có thể chuyển sang màu xanh đen.
  • Móng bị sần sùi, kẻ vạch, móng chân bị dày lên nhưng không cứng, dễ gãy và dễ bị tách ra khỏi nền móng.
Móng bị viêm từ bên trong và lan dần ra vùng xung quanh móng
Móng bị viêm từ bên trong và lan dần ra vùng xung quanh móng

Loại bệnh này có thể bị ở 1 hoặc nhiều móng. Tình trạng nặng hơn có thể bị áp xe nền móng, càng để lâu không điều trị sẽ gây tình trạng đau nhức kéo dài, mất móng, khiến người bệnh rất khó chịu, đau đớn.

Nguyên nhân khiến móng chân bị dày lên

Có rất nhiều nguyên nhân khiến móng bị dày lên, nếu đơn giản móng chỉ dày hơn so với bình thường mà không phải là biểu hiện của bệnh lý thì đó là do sự thay đổi bên trong cơ thể, có thể do tác động của các hoocmon. Tuy nhiên, nếu là biểu hiện của bệnh lý thì có thể tình trạng móng chân bị dày lên, ố vàng, sần sùi, có sọc ngang dọc, dễ gãy và bong móng, nhiễm khuẩn do một số nguyên nhân sau:

  • Do làm việc trong môi trường ẩm ướt, tiếp xúc nhiều với thực phẩm khiến cho các vi khuẩn nấm dễ xâm nhập vào các kẽ ngón tay gây ra tình trạng nấm móng.
  • Do tiếp xúc với hóa chất như: bột giặt, nước rửa chén mà không sử dụng găng tay bảo vệ, hoặc có thể do tiếp xúc với hóa chất khi làm móng, cắt da không cẩn thận tạo ra vết thương khiến vi khuẩn xâm nhập, gây viêm móng và quanh móng.
Móng chân tiếp xúc quá nhiều với hóa chất từ sơn móng, nhất là khi sử dụng những loại sơn kém chất lượng
Móng chân tiếp xúc quá nhiều với hóa chất từ sơn móng, nhất là khi sử dụng những loại sơn kém chất lượng

Những cách xử lý khi móng chân bị dày lên

Hầu hết những trường hợp móng chân bị dày lên đều là biểu hiện của những bệnh lý về móng như nấm móng, viêm móng như đã kể trên, cách xử lý vấn đề này cần ưu tiên việc điều trị trước. Tốt hơn hết đó là đi thăm khám và điều trị theo đúng chỉ thị của bác sĩ da liễu. Cụ thể:

  • Với bệnh nấm móng Candida thường được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc như: kem bôi tại chỗ Lamisil, Nizoral…thuốc uống Fluconazol, Itraconazol, Ketoconazol .
  • Bệnh viêm móng và quanh móng thường được chỉ định điều trị với các loại thuốc chống nhiễm trùng, thuốc có chứa corticoid.
  • Ngoài ra, để khắc phục những tình trạng móng chân bị dày lên và viêm nhiễm, bạn cần tránh tiếp xúc với hóa chất, nước tẩy rửa, cải thiện môi trường xung quanh, vệ sinh ngón chân thường xuyên nếu phải tiếp xúc với môi trường dễ nhiễm khuẩn.

Cách chăm sóc móng chân để tránh những căn bệnh có thể xảy ra

Để tránh tình trạng móng chân bị dày lên hay bất cứ vấn đề gì liên quan đến các bệnh về nấm móng, chúng ta cần phải biết cách chăm sóc móng chân, từ những việc đơn giản nhất như vệ sinh hay dưỡng móng, dưỡng cho bàn chân luôn sạch sẽ, trắng hồng.

Luôn đảm bảo móng chân, móng tay được chăm sóc cẩn thận, đảm bảo giữ vệ sinh, khô ráo
Luôn đảm bảo móng chân, móng tay được chăm sóc cẩn thận, đảm bảo giữ vệ sinh, khô ráo
  • Trước hết, phải giữa cho chân luôn khô ráo để giảm tối đa các chất bẩn, vi khuẩn bám bên trong và xung quanh móng, tránh tạo môi trường để các loại nấm mốc phát triển.
  • Làm sạch vùng da thừa quanh móng thường xuyên, vì vùng da thừa này là môi trường lý tưởng mà các loại vi sinh vật, nấm chọn làm nơi trú ẩn, dễ gây tình trạng viêm bờ quanh móng hoặc viêm móng.
  • Không nên đổi sơn móng quá thường xuyên, tránh để móng tiếp xúc quá nhiều với hóa chất độc hại gây viêm nhiễm.
  • Dưỡng móng định kỳ bằng cách ngâm chân với dầu oliu, nước muối hoặc dùng nước cốt chanh để làm sạch, đồng thời massage móng với dầu, kem dưỡng thường xuyên để móng luôn chắc khỏe.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin, biotin để móng luôn chắc khỏe.

Nhìn chung, tình trạng móng bị dày lên có thể là một biểu hiện bình thường, nhưng cũng có thể biểu hiện của bệnh lý về móng khá nghiêm trọng cần được chú ý và điều trị kịp thời. Thường xuyên quan sát những biến đổi của móng chân sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nắm bắt được tình trạng của cơ thể. Đồng thời, cũng nên dưỡng móng, chăm sóc móng thường xuyên, để tránh cho móng chân bị dày lên bất thường, móng yếu và thậm chí là viêm nhiễm móng.

Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan