banner thang 4
banner thang 4

Các loại dũa móng tay cơ bản và lưu ý khi sử dụng


Dũa móng tay là dụng cụ không thể thiếu trong quá trình làm móng chuyên nghiệp. Đặc biệt ngày nay đã xuất hiện nhiều hơn các loại dũa để mọi người có thể thuận tiện trong quá trình làm việc. Hãy cùng điểm qua một vài các loại dũa móng tay khác nhau qua bài viết sau.

Dũa móng tay là gì?

Dũa móng tay là dụng cụ giúp làm nhẵn bề mặt móng tay, móng chân nói chung. Bên cạnh đó người ta còn dùng dũa để định hình kiểu dáng móng được cân đối và đẹp mắt hơn.

Dụng cụ dũa móng tay để định hình móng
Dụng cụ dũa móng tay để định hình móng

Dũa thường được làm từ rất nhiều các chất liệu khác nhau như nhám, dũa móng bằng gốm sứ, sắt, thủy tinh… Tùy nhu cầu mà mỗi người thợ có thể lựa chọn sao cho phù hợp nhất. Dũa móng tay rất quan trọng vì sẽ giúp bề mặt móng được trơn láng mà khi cắt khó có thể hoàn thiện. Do đó khi làm nghề việc trang bị một chiếc dũa móng chất lượng là vô cùng cần thiết.

Các loại dũa móng tay

Dũa móng tay có nhiều loại tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Việc sáng tạo ra nhiều loại dũa khác nhau là vì trong quá trình làm móng sẽ có rất nhiều quy trình cần dũa. Đôi khi mọi người phải dũa đầu móng, dũa trên bề mặt hay thậm chí là dũa cả cho móng giả. Dưới đây là các loại dũa móng tay cơ bản mà các thợ làm nail chuyên nghiệp thường sử dụng hiện nay.

Dũa nhám mỏng

Dũa nhám mỏng là một trong các loại truyền thống được sử dụng rất phổ biến. Thông thường độ nhám của loại này là 180/240. Chúng được sản xuất với chức năng chính dùng dũa phần đầu móng tạo kiểu. Với các trường hợp muốn làm móng tròn, nhọn hay vuông đều có thể sử dụng loại dũa này.

Dũa nhám mỏng được bán phổ biến nhiều nơi, giá thành khá rẻ nên mọi người có thể yên tâm sử dụng.

Dũa nhám mỏng
Dũa nhám mỏng

Dũa nhám dày

Dũa nhám dày với độ nhám sẽ cao hơn, thường là 150/150. Hiệu quả làm nhẵn bề mặt của loại dũa này cao hơn, thậm chí có thể loại bỏ lớp sơn gel, sơn bột, úp móng gel… Do đó nhiều người vẫn gọi dũa nhám dày là dũa phá.

Tuy nhiên mọi người cũng nên lưu ý, mặc dù có hiệu quả công phá nhưng loại dũa này cũng chỉ hiệu quả với các bề mặt mỏng, lớp sơn không quá dày. Nếu trong trường hợp sơn gel, đắp bột dày và thời gian lâu tốt nhất nên dùng phương pháp chuyên dụng.

Dũa nhám dày
Dũa nhám dày

Dũa Buffer

Dũa Buffer cũng là một trong các loại dũa móng tay mà mọi người nên có. Đặc biệt những người làm móng chuyên nghiệp không thể bỏ qua chúng. Buffer có công dụng chính là làm cho bề mặt móng bị nhám. Nhờ vậy mà các lớp sơn sẽ bám chặt và móng, tăng tuổi thọ cho mẫu nail thiết kế.

Dũa Buffer
Dũa Buffer

Dũa mài mịn

Ngược lại với dũa buffer chính là dũa mài mịn. Giống như tên gọi, loại này có công dụng chính là giúp bề mặt móng được trơn nhẵn hơn. Thông thường sẽ có trường hợp khách hàng đến tiệm làm móng chỉ để vệ sinh móng hay loại bỏ lớp sơn, lớp móng giả… Khi đó các thợ nail sẽ dùng dũa mài mịn để giúp bề mặt móng của mọi người được trơn mịn, không quá thiếu thẩm mỹ.

Dũa mài mịn
Dũa mài mịn

Dũa thô

Cuối cùng trong các loại dũa móng tay chính là dũa thô. Dũa thô có bề mặt dày dặn và độ nhám cũng cao hơn. Chúng được sản xuất với mục đích chính là định hình lại móng úp, móng đắp gel hay các loại móng giả khác. Vì độ nhám lớn nên sẽ không quá tốt nếu mọi người dùng cho móng thật.

Dũa thô
Dũa thô

Gợi ý một số hãng dũa móng tay tốt nhất

Các loại dũa móng tay là mặt hàng quan trọng trong chăm sóc và tạo kiểu móng. Do đó có nhiều hãng tập trung nghiên cứu và sản xuất. Mọi người nên ưu tiên sản phẩm đến từ các hãng nổi tiếng như vậy sẽ đảm bảo hơn về chất lượng. Dưới đây là một vài hãng dũa móng tay uy tín mà mọi người có thể tham khảo như:

  • Dũa móng O.P.I.
  • Dũa móng tay Dingxi.
  • Dũa móng Sunshine.
  • Thương hiệu Kềm Nghĩa.
  • Dũa móng Pinpai.
  • Dũa móng tay ANS.
Nhiều các hãng dũa móng tay nổi tiếng
Nhiều các hãng dũa móng tay nổi tiếng

Lưu ý khi sử dụng dũa móng tay

Sử dụng dũa móng tay trong chăm sóc và tạo kiểu móng mọi người nên lưu ý một vài điều sau:

  • Lựa chọn dũa có độ nhám phù hợp với mục đích sử dụng như vậy sẽ dùng được lâu hơn.
  • Không dùng các loại dũa với độ nhám cao dành cho bề mặt móng vì rất dễ khiến móng bị mỏng và dễ gãy.
  • Khi dũa móng nên chú ý từ từ và dừng lại quan sát độ cân đối rồi mới tiếp tục thay vì dũa quá lâu khiến móng bị lệch và ảnh hưởng chiều dài.
  • Nên cắt móng tạo hình rồi hãy dùng dũa để điều chỉnh thay vì trực tiếp dũa như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức.

Bài viết vừa giới thiệu đến mọi người các loại dũa móng tay phổ biến hiện nay. Nếu có điều kiện và muốn mở tiệm kinh doanh tốt nhất hãy trang bị đủ các loại trên. Ngoài ra đừng quên chọn mua sản phẩm từ thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng.

Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan