banner thang 4
banner thang 4

Lấy khóe móng chân bị sưng mủ phải làm sao cho an toàn?


Lấy khóe móng chân bị sưng mủ phải làm sao? Tình trạng này có nguy hiểm không? Đây là nỗi niềm của rất nhiều chị em khi gặp phải tình trạng này sau khi làm nail. Đừng sợ hãi, tình trạng này có thể giải quyết rất nhanh chóng. Và nếu xử lý kịp thời, đúng cách thì sẽ không gây ảnh hưởng gì về sau. Hãy cùng chúng tôi sẽ cách giải quyết vấn đề này ngay sau đây nhé!

Khóe móng chân là gì? Có nên lấy khóe móng chân hay không?

Khóe móng chân là phần rìa ở của 2 bên cạnh móng phía ngoài cùng. Nó thường mọc thuôn ra 2 bên của móng, nằm giữa phần móng và thịt.

Khóe móng chân là gì? Có nên lấy khóe móng chân hay không?
Khóe móng chân là gì? Có nên lấy khóe móng chân hay không?

Thông thường, phần khóe này sẽ không gây đau nhức hay bất tiện gì trong quá trình sinh hoạt. Nhưng nhiều chị em lại thích lấy khóe móng chân vì sẽ giúp móng sạch sẽ hơn. Việc lấy khóe cũng dễ làm đẹp hơn cho bộ móng.

Khóe móng chân có thể lấy hoặc không lấy tùy theo sở thích của mỗi người. Nhưng hầu hết chị em phụ nữ thích làm đẹp cho nail đều sẽ chủ động lấy phần này ra. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách lấy khóe móng chân sao cho an toàn. Vì thế, rất nhiều người thắc mắc lấy khóe móng chân bị sưng mủ phải làm sao. Bởi khi sưng mủ thì móng chân sẽ rất đau nhức. Và nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng về sau.

Tại sao lấy khóe móng chân lại bị sưng?

Lấy khóe móng chân bị sưng mủ thường do các nguyên nhân sau:

  • Dụng cụ lấy khóe không đảm bảo vệ sinh.
  • Kỹ thuật lấy khóe móng không chuẩn.
  • Lấy khóe quá sâu và quá mạnh tay.
  • Lấy quá da nhiều ở phần khóe, gây tổn thương đến phần thịt của móng.

Ngoài ra, sau khi lấy khóe, nếu không biết cách vệ sinh, chăm sóc móng. Cũng sẽ có thể gây đau nhức, mưng mủ, chảy máu, nấm chân,… Nặng hơn có thể gây nhiễm trùng móng chân rất nguy hiểm. Bởi bàn chân là nơi tiếp xúc với mặt đất, dễ bị bám bụi bẩn hay vi khuẩn. Nên khi gặp phải tình trạng này, bạn cần phải biết cách xử lý nhanh chóng để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tại sao móng chân bị sưng khi lấy khóe? Lấy khóe móng chân bị sưng mủ phải làm sao?
Tại sao móng chân bị sưng khi lấy khóe? Lấy khóe móng chân bị sưng mủ phải làm sao?

Lấy khóe móng chân bị sưng mủ thì phải làm sao?

Vậy, lấy khóe móng chân bị sưng mủ thì phải làm sao? Cùng tìm hiểu những cách xử lý tình trạng này ngay sau đây:

  • Rửa vùng khóe móng bị tổn thương bằng thuốc tím pha loãng với nước sạch. Thoa thuốc mỡ kháng sinh như Fucidin, Foban hoặc Bactroban cho vùng khóe móng sau khi rửa sạch. Như thế sẽ ngăn tình trạng nhiễm trùng ngày càng nặng hơn.
  • Lưu ý phải bôi thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, các chuyên gia da liễu.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho đôi bàn chân, không đi chân đất. Để tránh cát bụi dính vào kẽ ngón chân. Cũng như không ngâm, rửa chân trong nước quá lâu để tránh gây nhiễm trùng nặng hơn.
  • Đến các cơ sở y tế để thăm khám và được xử lý kịp thời hơn. Nhất là khi tình trạng sưng mủ đã quá nặng thì cần phải tiến hành lấy mủ ra. Kết hợp dùng thêm thuốc kháng sinh theo chỉ định để làm lành vết thương.
  • Nếu sau khi lấy mủ ra mà chân vẫn đau nhức nhiều. Bạn nên nghe theo bác sĩ đi chụp X-quang để kiểm tra khóe móng. Trường hợp nặng nhất đó là vùng khỏe có biến chứng và ảnh hưởng sâu đến tận bên trong. Nhưng đây là trường hợp rất hiếm, chỉ khi bạn để tình trạng sưng mủ quá lâu thì mới
    gặp phải. Lấy khóe móng chân bị sưng mủ phải làm sao?
    gặp phải.
    Lấy khóe móng chân bị sưng mủ phải làm sao?

Hướng dẫn lấy khóe móng chân đúng cách

Sau khi tìm hiểu lấy khóe móng chân bị sưng mủ phải làm sao. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về phương pháp lấy khóe móng chân đúng kỹ thuật.

Bước 1: Ngâm chân vào chậu nước sạch trước khi cắt khoảng 10 phút. Bước này sẽ giúp loại bỏ chất bẩn trên chân, móng và kẽ móng. Làm mềm da và góc móng để giúp việc loại bỏ khóe dễ dàng hơn.

Bước 2: Sau khi ngâm chân và khóe móng đã sạch sẽ, mềm mại hơn. Dùng kềm cắt góc móng nhẹ nhàng, không cắt quá sâu, quá sát thịt. Chỉ cắt sâu vừa phải để tránh gây tổn thương cho vùng thịt ở móng chân. Và nên cắt móng chân thẳng, không cắt nhọn. Cũng như giữ cho đầu móng dài hơn phần da và thịt để đảm bảo an toàn.

Bước 3: Rửa lại chân bằng nước ấm, dùng khăn mềm thấm bớt nước rồi để chân khô tự nhiên.

Với phần khóe móng bị kẹt sâu, bị cong hay đâm vào thịt, thì bạn nên đến gặp chuyên gia để xử lý. Như những thợ làm nail lành nghề hay bác sĩ để tránh việc làm móng bị chảy máu, nhiễm trùng,…

 Nên đến các cơ sở uy tín để lấy khóe móng chân để tránh làm tổn thương vùng da móng

Nên đến các cơ sở uy tín để lấy khóe móng chân để tránh làm tổn thương vùng da móng

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc lấy khóe móng chân bị sưng mủ phải làm sao cho bạn. Nếu muốn lấy khóe móng, tốt nhất bạn nên đến các nail spa uy tín. Đừng nên tự lấy khóe ở nhà bởi có thể không chuẩn kỹ thuật. Gây ra tổn thương cho móng và da, khiến sưng mủ, nhiễm trùng nguy hiểm.

Xem thêm:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan