Gãy móng chân phải làm sao? Đừng quá lo lắng khi móng chân của bạn bị gãy ngang, nhất là những vết gãy sâu. Việc này vẫn có thể khắc phục, để móng cứng cáp và khỏe mạnh hơn gấp nhiều lần. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những nguyên nhân khiến móng hay gãy và cách khắc phục chúng nhé!
Nguyên nhân vì sao móng chân lại dễ gãy?
Trước khi trả lời câu hỏi gãy móng chân phải làm sao, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến móng dễ gãy nhé!
Móng gặp tác động bên ngoài
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất chính là việc tác động lực quá nhiều và quá lớn vào móng. Khi đụng trúng, kẹt cửa hay khi rửa tay, chân dưới vòi nước quá nhiều cũng có thể gây áp lực cho móng. Ở đây, chủ yếu do áp lực nước từ vòi tạo ra chứ không phải do xà phòng hay nước sạch. Bởi móng bởi móng có khả năng hấp thụ nước rất tốt.
Việc gặp quá nhiều tác động và áp lực sẽ khiến móng bị suy yếu, mềm và dễ gãy hơn hẳn. Lớp biểu bì còn bị mất do nước nếu như cứ rửa tay, chân quá nhiều. Việc này tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây hại xâm nhập vào và gây hư hại cho móng nhiều hơn.
Thiếu protein
Móng tay, móng chân được hình thành từ protein, mà cụ thể là keratin. Đây cũng là thành phần chính trong cấu tạo của da và mái tóc. Và bạn cũng đã biết, khi cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng thì sức khỏe lẫn nhan sắc sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Biểu hiện qua việc tóc bị gãy rụng, da bị khô ráp, thiếu sức sống và cả chuyện móng tay yếu, mềm, dễ gãy.
Lão hóa
Đây là lý do phổ biến, không thể tránh khỏi và cũng khó giải đáp gãy móng chân phải làm sao nhất. Khi bước qua độ tuổi 60, móng sẽ mỏng, xước và dễ gãy hơn so với khi còn độ tuổi thanh xuân.
Ngoài ra, vùng da quanh móng cũng dễ bị bong, xước thành nhiều sợi và dễ bị tổn thương. Lý do chính là bởi sự mất cân bằng nội tiết tố bên trong cơ thể.
Các hội chứng y tế
Bệnh vảy nến, bệnh tuyến giáp, suy giáp, hội chứng Raynaud và thâm hụt protein,… sẽ khiến bạn thường xuyên bị gãy móng. Cơ thể bị thiếu lượng hormone và protein cần thiết, khiến móng bị giòn, lão hóa và dễ gãy.
Ngoài ra, bệnh vảy nến còn tạo những vết lõm trên bề mặt móng. Khi mắc bệnh này, màu móng sẽ bị ố vàng, nâu hay trắng đục. Các tế bào da mới được tái tạo một cách quá nhanh chóng và khiến bạn gặp nhiều rắc rối. Nếu gặp tình trạng này hãy đi thăm khám xem xét tình trạng da và móng của mình có thật sự ổn không.
Gãy móng chân phải làm sao?
Vậy, gãy móng chân phải làm sao? Đầu tiên, cần bảo vệ móng để hạn chế vết gãy ngày càng lớn hơn. Trong trường hợp bạn đang ở gần tiệm nail hãy đến ngay để giải quyết vết gãy. Còn không, hãy khắc phục bằng những cách sau đây:
Dùng keo dán móng
Keo dán móng là một trong những vật dụng chuyên dùng cho việc gãy móng tay, móng chân. Chải một lớp keo lên trên vết gãy móng, để khô hoàn toàn rồi chải thêm một lớp nữa cho thêm phần chắc chắn. Như thế, đã có thể ngăn ngừa vết gãy trở nên tồi tệ hơn so với ban đầu.
Xử lý móng gãy bằng túi lọc trà
Để móng chân không bị gãy hoàn toàn, sau khi chải keo, các bạn nên dùng túi lọc trà để bọc vết gãy. Như thế sẽ đảm bảo hơn. Nếu không có túi lọc ra, hãy sử dụng phin lọc cà phê giấy. Cách thực hiện cũng rất dễ dàng như sau:
- Bước 1: Xé túi lọc, loại bỏ phần cặn còn sót lại trong túi trà, rửa sạch sẽ.
- Bước 2: Cắt một phần vỏ túi vừa với phần móng chân bị gãy.
- Bước 3: Cho keo dán móng lên miếng lụa vừa cắt, dán lên khu vực móng gãy. Hoặc có thể dùng túi lọc bọc cả ngón chân để đảm bảo vết gãy hơn.
Sau khi móng mọc dài ra, vết gãy đưa ra ngoài, không ảnh hưởng đến phần thịt nữa. Hãy cắt bỏ và dũa vết gãy để không bị xước thêm, như thế móng sẽ đẹp và phát triển bình thường.
Khắc phục móng bằng gel poly
Gãy móng chân phải làm sao? Còn một cách nữa đó là dùng gel poly để dán phần móng gãy lại. Loại gel này có thể dùng cho cả móng đã sơn acrylic bị gãy nữa đấy. Trước đó nhớ rửa sạch và phun cồn cho móng để bảo vệ móng thật tốt hơn.
Các bạn đã biết câu trả lời cho thắc mắc gãy móng chân phải làm sao rồi đúng không? Để hạn chế tình trạng móng yếu, dễ gãy, hãy nhớ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Những thực phẩm chứa kẽm, sắt, vitamin C, vitamin nhóm B,…
Chẳng những giúp cơ thể khỏe mạnh, tốt cho nhan sắc, mà còn có khả năng phục hồi tình trạng móng bị gãy. Ngoài ra cũng nên hạn chế sơn gel và sơn acrylic quá thường xuyên để tránh liên tục làm tổn thương các tế bào và bề mặt móng nhé!
Học Nghề Nail chúc bạn thành công!
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
- Làm móng giả bao nhiêu tiền? Móng giả chất lượng mua ở đâu
- Khi gặp phải trường hợp móng chân bị đen phải làm sao?
Bình luận