Mỗi bộ phận trên cơ thể chúng ta đều chứa đựng những điều thú vị, kể cả những bộ phận tưởng chừng như không có nhiều chức năng như móng tay, móng chân cũng có rất nhiều điều có thể khám phá. Để hiểu hơn về cấu tạo của móng tay cũng như khám phá những điều thú vị còn chưa biết về móng, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Thành phần và cấu tạo của móng tay
Móng tay, móng chân, răng và xương là những bộ phận rắn chắc nhất của cơ thể con người. Riêng với móng, nó được coi như 1 dạng biến đổi của da nhưng lại có thành phần và cấu trúc khác biệt với da.
Thành phần của móng tay
Thành phần của móng tay khi được phân tích thì chủ yếu là nhiều lớp chất đạm cứng như sừng và nó được gọi là keratin. Keratin bản thân nó là một loại protein, có cấu trúc dạng sợi, được kết nối với nhau thông qua các liên kết hóa học để đảm bảo độ bền.
Chính nhờ vào kết cấu của keratin đặc biệt chặt chẽ nên móng tay, móng chân mới được xem là bộ phận rắn chắc như răng và xương.
Nhiều loại khoáng chất khác cũng được tìm thấy trong móng tay như chất béo, canxi, kẽm,… những khoáng chất này cũng sẽ có nhiệm vụ cung cấp độ bền, độ sáng bóng cho móng. Vì vậy, bằng cách nhìn vào móng tay chúng ta cũng sẽ biết được, cơ thể đang cần và thiếu những khoáng chất gì.
Cấu tạo của móng tay
Về cơ bản, cấu tạo của móng tay có 3 bộ phận chính:
- Giường móng: là phần mô dưới đĩa móng và được nuôi dưỡng bởi các mạch
- Đĩa móng hay bàn móng: đây là bộ phận móng ở bên ngoài, đĩa móng khỏe mạnh sẽ có màu hồng vì nằm trên giường móng. Đĩa móng được cấu tạo từ lớp sừng và mọc liên tục suốt đời.
- Mầm móng: đây là bộ phận tập trung các mạch máu, có trách nhiệm nâng đỡ và phát triển móng.
Chức năng của móng tay
Sau khi tìm hiểu về cấu tạo của móng tay, thì chúng ta cũng biết được móng tay không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn đảm nhận một số chức năng:
- Móng tay giúp con người hoạt động dễ dàng hơn trong sinh hoạt hằng ngày: lấy đồ vật, leo trèo, đào bới,..
- Móng tay như một tấm chắn, đóng vai trò bảo vệ mạng lưới mạch máu, thần kinh ở các đầu ngón tay. Lớp biểu bì của móng cũng sẽ giúp lưu giữ độ ẩm và bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Bên cạnh bảo vệ, móng tay còn như một loại vũ khí để tấn công, cào cấu, xé khi gặp nguy hiểm.
- Dấu hiệu để nhận biết bệnh tật, như đã nói ở trên thì thành phần, cấu tạo của móng tay phụ thuộc vào nhiều yếu tố thì thế mà khi móng thay đổi về màu sắc, độ dẻo dai,.. thì đó thể hiện sự thay đổi cấu trúc bên trong và cơ thể đang gặp một số khó khăn.
- Tăng cường cảm giác: do có sự liên kết của các dây thần kinh ở các đầu ngón tay, ngón chân, nên thông tin được truyền đến não bộ cũng nhanh chóng. Khi đó, móng tay sẽ làm tăng độ nhạy.
Những điều thú vị khi tìm hiểu về móng tay
Khi tìm hiểu về cấu tạo của móng tay, bạn sẽ nhận thấy nhiều thú vị bất ngờ:
- Sự phát triển của móng tay có thể bị kìm hãm bởi stress: căng thẳng, mệt mỏi không chỉ là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến cơ thể, tinh thần, tóc mà móng tay cũng bị ảnh hưởng do quá trình chuyển đổi năng lượng bị cản trở.
- Móng tay phát triển trung bình 3,5 mm mỗi tháng: móng tay phát triển nhanh hơn móng chân, thì tuỳ thuộc vào cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng của mỗi người. Mỗi tháng móng tay dài trung bình 3,5mm trong khi móng chân chỉ 1,6mm.
- Móng tay của đàn ông dài nhanh hơn phụ nữ: không chỉ móng tay mà tóc đàn ông cũng mọc nhanh hơn, nhưng khi phụ nữ mang thai thì tóc và móng tay có thể mọc nhanh hơn.
- Hãy cho móng tay được nghỉ ngơi: thường xuyên vẽ móng sẽ làm tăng tính thẩm mỹ, thời trang nhưng móng tay sẽ bị “ngộp”, móng sẽ bị khô, nhợt nhạt vì trong sơn móng tay cũng có nhiều hoá chất.
- Tình trạng sức khoẻ có thể được thể hiện qua màu sắc của móng tay: như đã nói ở trên phần cấu tạo móng tay thì việc thiếu chất dinh dưỡng làm màu sắc móng thay đổi. Móng tay ngả vàng có thể là mắc các bệnh về tuyến giáp, phổi, vảy nến hoặc bị nấm. Móng tay màu trắng thì có thể liên quan đến gan, màu xanh là dấu hiệu của việc thiếu oxy, liên quan đến phổi, tim,…Nếu nhận thấy móng tay có nhiều thay đổi bất thường thì đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn.
- Tốc độ tăng trưởng của móng: móng tay vào mùa đông phát triển chậm hơn và nhanh hơn vào mùa đông. Bên cạnh đó các yếu tố di truyền gen, tuổi tác cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của móng.
- Cơ thể thiếu canxi nên móng tay xuất hiện các đốm trắng? Sự thật là các đốm trắng đó hoàn toàn vô hại, đó có thể là do móng tay bị va chạm hay khi cắt móng tay.
Hướng dẫn chăm sóc và bảo vệ móng tay
Móng sẽ rất dễ bị tổn thương nếu không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách. Dưới đây sẽ là một vài tip để bạn chăm sóc móng đúng cách:
- Không nên để móng quá dài vì nó ảnh hưởng đến cấu tạo móng tay và có khuynh hướng dễ gãy.
- Không nên dùng móng tay để khui cá hộp, thịt hộp,.. để tránh bị tổn thương.
- Nên cắt móng tay thường xuyên để loại các bụi bẩn, vi khuẩn dưới .
- Khi đến các tiệm làm móng, nếu có thì bạn hãy đem bộ dụng cụ riêng hoặc để ý nhân viên vệ sinh thật sạch sẽ, tuyệt đối không dùng chung vì có thể mang vi khuẩn lây sang bạn.
- Nên sử dụng găng tay cao su khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh, nhiều hoá chất vì các chất này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ móng tay, màu sắc,…
- Để nuôi dưỡng móng khỏe, dài và đẹp thì bổ sung các loại thực phẩm có lượng lớn vitamin C, D, sắt, canxi,… hoặc sử dụng các kem dưỡng móng.
Mỗi một bộ phận trên cơ thể đều có nhiệm vụ riêng, hy vọng qua bài viết tìm hiểu về cấu tạo của móng tay, chúng ta đã hiểu được và khám phá ra được nhiều điều thú vị móng tay. Hãy chăm sóc và nâng niu bàn tay để móng được chắc khỏe.
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Bình luận