Bị bật móng tay phải làm sao là kiến thức cơ bản mà bất cứ ai cũng cần trang bị, đặc biệt là với các chị em hay làm móng. Việc sơ cứu đúng cách vừa hạn chế cơn đau, vừa giúp móng tay nhanh hồi phục và không bị biến dạng. Cùng tìm hiểu cách xử lý hiệu quả nhất khi bị lật móng tay trong bài viết dưới đây!
Vì sao bạn bị bật móng tay?
Trước khi giải đáp bị bật móng tay phải làm sao, chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân móng tay bị bật nhé!
Móng được sinh ra để bảo vệ, giúp mạng lưới thần kinh dày đặc ở các đầu chi. Để tay và chân tránh khỏi bị thương tổn của các va chạm khi sinh hoạt. Móng được cấu tạo từ một nhóm tế bào đặc biệt có tên là gian bào. Tuy không có tế bào sống nhưng gian bào lại chứa nhiều mạch máu, tập trung ở dưới quầng móng.
Do cấu tạo khác với xương, nên sự tăng trưởng của móng sẽ không bị ảnh hưởng bởi canxi. Móng sẽ tự tăng trưởng suốt đời, dài thêm khoảng 5cm mỗi năm. Mỗi ngày móng tay phát triển dài ra khoảng 0.1mm, móng chân thì chậm hơn. Càng lớn tuổi móng càng mọc chậm hơn, và móng sẽ mọc nhanh nhất khi phụ nữ mang thai.
Bật móng là một trong những vấn đề về chấn thương mất móng. Thường xảy ra do phần chân và móng gặp phải lực tác động mạnh từ bên ngoài. Bị va đập khi chạy nhảy, chơi đùa, khiêng bàn ghế, tập thể thao, vấp ngã,…
Bị bật móng tay phải làm sao?
Dù với nguyên nhân gì thì khi bị bật móng đều sẽ rất đau đớn. Đau dai dẳng từng cơn và khiến bạn không chịu nổi. Khoảng ra còn gặp khó khăn trong các sinh hoạt ngày thường. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu bị bật móng tay phải làm sao ngay sau đây. Để xử trí vết thương kịp thời, giảm bớt đau đớn và giúp móng mọc lại nhanh hơn.
Cách khắc phục móng bị bật, tổn thương nhẹ
Trong trường hợp móng bị tổn thương nhẹ, chỉ trầy xước hay gãy bật ở phần ngoài. Bạn chỉ cần sát trùng và cẩn thận vết thương. Cắt bỏ nếu vết bật ở ngoài và thoa thêm các loại thuốc đặc trị để tránh bị nhiễm trùng.
Cách sơ cứu khi bị bật toàn bộ móng
Thứ nhất, không rút hết toàn bộ móng ra khi bị bật móng. Việc rút hết móng ra vừa khiến vết thương trở nên nặng hơn, móng phát triển lâu hơn. Lại gây đau nhiều và phần thịt và móng dễ bị nhiễm trùng vì vi khuẩn.
Thứ hai, cần phải vệ sinh, sử dụng thuốc và băng bó vết thương ngay sau khi bị bật móng. Vết thương cần được sạch bằng nước và thuốc sát trùng betadine. Như thế sẽ tránh được sự xâm nhập của nhiều loại vi khuẩn gây hại.
Sau đó dùng băng cá nhân hoặc gạc băng bó móng lại vị trí cũ. Động tác phải thật nhẹ nhàng để hạn chế đau đớn. Đồng thời lấy đá lạnh bọc khăn sạch chườm lên vết thương để cầm máu và giảm đau. Mỗi ngày chườm đá 5 – 6 lần để làm dịu cơn đau nhanh chóng hơn.
Tốt nhất sau khi sơ cứu bạn nên đến bác sĩ để thăm khám. Thông thường, bạn sẽ được bác sĩ kê đơn cho thuốc giảm đau. Hoặc nếu nặng, bạn sẽ được kê thêm thuốc kháng viêm để giúp hỗ trợ vết thương lành nhanh hơn.
Khoảng bao lâu thì móng mới mọc lại hoàn toàn sau khi bị bật?
Bị bật móng tay phải làm sao? Bao lâu thì móng mới mọc lại hoàn toàn? Nếu lớp gian bào bị tổn thương trầm trọng thì móng sẽ không thể mọc ra được. Còn khi tổn thương nhẹ, lớp gian bào vẫn còn thì móng có thể tự mọc trở lại sau một thời gian. Nếu cả đốt ngón chứa móng bị mất thì móng sẽ không thể mọc lại.
Bởi thế, giải đáp bị bật móng phải làm sao tức chỉ có thể giải quyết tình trạng nhất thời. Các tổn thương của móng cần thời gian để hồi phục lại. Tình trạng thương tổn nặng hay nhẹ thì sẽ có thời gian phục hồi khác nhau.
Nếu tổn thương toàn bộ móng, móng mới phải phát triển đi từ góc thì cần khoảng 6 – 9 tháng. Nếu có nhiễm trùng kèm theo thì móng sẽ mọc lại chậm hơn rất nhiều. Hiện tại chỉ có thuốc trị nhiễm trùng, chưa có thuốc để giúp móng mọc nhanh sau khi tổn thương.
Ngoài ra, để móng phát triển bình thường và nhanh chóng hơn. Bạn cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Ăn thêm protein (trừ những loại thịt dễ gây viêm) và ăn nhiều rau củ quả tươi. Một số thực phẩm tốt cho sự phát triển của móng như thịt gà, trứng, sữa, súp lơ xanh, cá hồi,…
Thêm vào đó, khi bị thương nên hạn chế tác động nhiều vào ngón bị bật móng. Cố gắng giữ không làm tổn thương thêm vùng móng tay bị thương. Thường xuyên vệ sinh, thay băng và giữ cho chúng được khô ráo. Hạn chế tạo điều kiện giúp vi khuẩn và nấm sinh sôi, gây nhiễm trùng.
Bị bật móng tay cần kiêng gì để không mưng mủ?
Để tránh cho vết thương bị mưng mủ, nhiễm trùng khi lật móng, có một số lưu ý quan trọng bạn đọc cần ghi nhớ như sau:
- Không ăn các món ăn như rau muống, thịt bò, thịt gà, đồ nếp, hải sản…bởi dễ gây ngứa, mủ và sẹo lồi.
- Hạn chế tối đa tiếp xúc với nước, mỹ phẩm khi vết thương chưa khô miệng.
- Không tự ý nhổ hay cắt bỏ phần móng tay còn dư.
- Kiêng các hoạt động dễ chảy mồ hôi, dễ nhiễm bẩn.
- Không nên xông hơi, ngâm bồn tắm, bơi lội hay tắm biển.
- Không đeo găng tay hay băng bó phần móng bị lật quá chặt.
- Không nên sơn móng cho tới khi móng tay mọc ra đầy đủ và lành hoàn toàn.
Bài viết trên đã giải đáp cho bạn vấn đề bị bật móng tay phải làm sao. Nếu không may gặp tình trạng này, tốt nhất bạn hãy xử trí như cách trên. Và mau chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị nữa nhé!
Xem thêm:
Bình luận