banner thang 6
banner thang 6 MB

Móng tay mềm thiếu chất gì? Tips bổ sung đúng cách


Móng tay mềm và dễ gãy là tình trạng tương đối phổ biến với những người ăn uống không đủ dinh dưỡng. Vậy cụ thể thì móng tay mềm thiếu chất gì? Cùng hocnghenail.edu.vn tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây!

Móng tay mềm thiếu chất gì?

Thiếu dinh dưỡng được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng móng tay mềm, dễ gãy. Theo các chuyên gia, móng quá mềm do thiếu các chất sau:

Sắt

Móng tay khô, giòn, dễ gãy có thể do nguyên nhân thiếu sắt. Bởi vì sắt là điều kiện cần thiết cho quá trình tổng hợp hemoglobin và myoglobin giúp vận chuyển dinh dưỡng tới móng tay, móng chân. Ngoài ra, thiếu sắt cũng dẫn tới thiếu máu, khiến cho phần móng tay không được hồng hào mà trở nên nhợt nhạt, thiếu sức sống.

Cơ thể thiếu sắt khiến móng tay yếu và kém hồng hào
Cơ thể thiếu sắt khiến móng tay yếu và kém hồng hào

Móng tay mềm do thiếu canxi

Canxi được biết đến là một trong những thành phần cốt lõi cấu tạo nên móng tay, xương và tóc. Cơ thể thiếu canxi sẽ không đủ nguyên liệu củng cố cấu trúc móng, khiến móng thiếu đi độ cứng cáp, chắc khỏe tự nhiên.

Một dấu hiệu rất dễ nhận thấy khi thiếu canxi đó là móng tay trắng, mọc chậm, nổi nhiều gờ ngang dọc. Nếu không được bổ sung kịp thời, tình trạng thiếu canxi lâu ngày có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác liên quan tới răng, xương và khớp.

Vitamin B

Các loại vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất dinh dưỡng của cơ thể cũng như tăng sinh tế bào mới cho da, tóc, móng. Người thiếu vitamin B thường xuyên có những biểu hiện như tóc mọc chậm, tóc yếu, móng tay móng chân nhợt nhạt, nhanh gãy.

Các loại vitamin B cụ thể có ảnh hưởng trực tiếp tới độ cứng của móng tay:

  • Vitamin B7: Quyết định độ khỏe mạnh, độ sáng bóng và cứng cáp của móng tay, móng chân.
  • Vitamin B9: Có vai trò phát triển móng mới, giúp móng và tóc mọc nhanh hơn.
  • Vitamin B12: Quy định lượng máu tới móng tay và sắc độ hồng hào của đầu móng.
Thiếu vitamin nhóm B là một nguyên nhân khiến móng tay bị mềm
Thiếu vitamin nhóm B là một nguyên nhân khiến móng tay bị mềm

Vitamin C

Một trong những biểu hiện dễ thấy nhất của việc thiếu vitamin C đó chính là móng tay mềm, hay gãy móng, da tay khô, bong tróc. Vitamin C ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hấp thụ sắt của cơ thể. Khi có cả sắt và vitamin C, bạn mới có đủ nguồn dinh dưỡng để sản sinh collagen, củng cố độ cứng cho móng tay, móng chân.

Thiếu Vitamin D khiến cho móng tay mềm dễ gãy

Vitamin D là dưỡng chất quyết định tới khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Ngay cả khi bạn nạp thật nhiều canxi nhưng lại không đủ vitamin D, lượng canxi sẽ không được bổ sung vào cơ thể mà bị đào thải ngược ra ngoài. Khi đó, móng tay vẫn bị mềm, thiếu chất và thường xuyên gãy rụng.

Cần có đủ vitamin D để cơ thể hấp thụ canxi nuôi móng tay
Cần có đủ vitamin D để cơ thể hấp thụ canxi nuôi móng tay

Một số nguyên nhân khác khiến móng tay mềm

Ngoài sự thiếu hụt về dinh dưỡng thì cũng có khá nhiều nguyên nhân khác khiến móng tay bị mềm như:

  • Làm móng tay liên tục, không có khoảng thời gian cho móng nghỉ ngơi.
  • Mài móng quá kỹ khi đi làm nail.
  • Dùng sơn móng tay kém chất lượng.
  • Tiếp xúc nhiều với aceton làm cho móng giòn và yếu hơn.
  • Gõ bàn phím máy tính hoặc bấm điện thoại quá nhiều.
  • Móng tay không được dưỡng ẩm thường xuyên.
  • Thường xuyên dùng móng tay để cạy mở, làm việc nặng nhọc.
  • Thói quen rửa tay quá nhiều, sử dụng xà phòng hay chất tẩy rửa mạnh cũng khiến lớp sừng trên móng bị bào mỏng hơn.
  • Các nguyên nhân cơ địa, bệnh lý: Yếu tố tuổi tác, di truyền, bệnh tuyến giáp, bệnh thiếu máu cũng có thể là nguyên nhân khiến móng tay yếu.
Mài dũa quá mạnh khiến móng tay mỏng và yếu hơn
Mài dũa quá mạnh khiến móng tay mỏng và yếu hơn

Tips bổ sung dinh dưỡng cho người móng tay mềm

Nếu như đã biết móng tay mềm thiếu chất gì, hãy áp dụng ngay một số tips bổ sung dinh dưỡng được chuyên gia đề xuất sau đây:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất, cân bằng dinh dưỡng.
  • Ưu tiên lựa chọn thực phẩm an toàn, lành mạnh cho sức khỏe.
  • Dùng viên uống bổ sung sắt kết hợp các thực phẩm giàu sắt như: Thịt bò đỏ, ngũ cốc, gan, đậu phụ, bông cải xanh, bí ngô, nấm, hàu,…
  • Dùng viên uống bổ sung canxi hoặc thực phẩm giàu canxi như: Phô mai, sữa chua, cá, các loại đậu, quả sung, hạnh nhân, hạt chia, rau lá xanh,…
  • Bổ sung vitamin B từ thực phẩm chức năng hay các món ăn: rau lá xanh, cá biển, hải sản có vỏ, trứng, sữa, các loại đậu, sữa chua, nấm,…
  • Bổ sung vitamin C từ: dâu tây, cà chua, dứa, bưởi, ổi, ớt chuông, cà rốt, rau diếp cá, bông cải xanh, mùi tây,…
  • Bổ sung vitamin D từ lòng đỏ trứng, cá biển, sò, dầu gan cá, ngũ cốc, phô mai, đậu nành, phô mai, ánh nắng mặt trời,…
Lựa chọn thực phẩm khoa học để bổ sung dưỡng chất nuôi móng
Lựa chọn thực phẩm khoa học để bổ sung dưỡng chất nuôi móng

Vừa rồi là những chia sẻ của Học nghề nail về chủ đề móng tay mềm thiếu chất gì mà nhiều bạn đọc đang quan tâm. Mong rằng đây sẽ là kiến thức hữu ích giúp bạn luôn sở hữu bộ móng tay khỏe đẹp.

>>> Các bài viết liên quan cùng chủ đề:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan