Cách dưỡng móng chân bị hư đúng giúp hạn chế tổn thương và thẩm mỹ. Nếu xử lý móng chân bị hư và chăm sóc đúng cách, móng sẽ nhanh chóng hồi phục, khỏe mạnh và dài trở lại. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu những phương pháp dưỡng móng an toàn, hiệu quả.
Nguyên nhân dẫn đến móng chân bị hư
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng móng bị thương hay hư tổn. Trong đó phổ biến là do cắt sai cách, tiếp xúc nước thường xuyên hoặc không chăm sóc kỹ càng.
Cắt móng chân không đúng cách
Để giữ móng luôn được gọn gàng và sạch sẽ, chị em thường có thói quen cắt tỉa móng chân. Tuy nhiên, nếu kỹ thuật cắt không đúng sẽ rất gây ra tình trạng móng chân bị hư tổn.
Khi đó, các vấn đề thường gặp như viêm hoặc nhiễm trùng dưới da rất đau đớn và nguy hiểm. Vì vậy, các nàng cần hạn chế và cẩn thận để cắt không quá sát tránh làm móng bị thương.
Sử dụng sản phẩm chăm sóc, làm đẹp không phù hợp
Một nguyên nhân quan trọng thường gặp khác chính là lựa chọn sản phẩm chăm sóc không phù hợp. Hơn nữa, móng chân sẽ dễ viêm hay hoại tử nếu dụng cụ làm đẹp không vệ sinh sạch sẽ .
Cho nên, các nàng nên chọn những sản phẩm chăm sóc móng chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời nên làm sạch kìm cắt và không sử dụng những dụng cụ có dấu hiệu bị rỉ sét. Điều này sẽ làm tăng cao nguy cơ uốn ván nếu bị thương trong quá trình làm đẹp móng.
Tiếp xúc nhiều với nước
Trước khi tìm hiểu cách dưỡng móng chân bị hư, chị em hẳn đã từng nghe “nước ăn chân hoặc tay”. Đây là tình trạng xảy ra khi chân thường xuyên tiếp xúc với nước và nhiều hơn bình thường.
Ngâm trong nước quá lâu sẽ làm da mềm tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Từ đó dễ dẫn đến tình trạng móng chân bị tổn thương hay nặng hơn là viêm hoặc nhiễm trùng.
Cách xử lý móng bị hư an toàn tại nhà
Nếu tình trạng móng bị hư không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, người bệnh vẫn có thể tự chăm sóc tại nhà. Sau đây là 2 cách xử lý móng bị hư an toàn:
Với móng chân bị phồng rộp, bầm tím
Móng chân bị va chạm dẫn đến phồng rộp hoặc bầm tím có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên điểm chung là lớp da dưới móng dần chết đi và bong ra. Do đó, cần xử lý phần móng bị hư để vết thương không lan rộng ra vùng xung quanh.
- Bước 1: Vệ sinh phần móng bị hư
Đầu tiên, cần vệ sinh sạch sẽ phần chân có móng bị hư để loại bỏ bụi bẩn. Để tránh ảnh hưởng đến vết thương, nên sử dụng nước muối sinh lý (nếu có), không nên sử dụng xà phòng. Sau đó bạn dùng khăn lau khô móng chân.
- Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ xử lý móng
Xử lý móng chân bị hư cần chuẩn bị vật sắc nhọn như kim, ghim, nhíp,… Sử dụng cồn hoặc lửa để sát khuẩn dụng cụ trước khi tiến hành xử lý vết thương. Lưu ý, để dụng cụ tại nơi sạch sẽ sau khi sát khuẩn để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn.
- Bước 3: Xử lý móng bị phồng rộp, bầm tím
Thông thường, dưới phần móng bị phồng rộp, bầm tím sẽ có máu hoặc chất dịch. Tiến hành đặt đầu kim (hoặc dụng cụ) xuyên qua móng một cách nhẹ nhàng. Sau khi tạo được lỗ xuyên trên móng, dùng tay tác động nhẹ xung quanh để phần dịch chảy ra.
Khi phần dịch chảy hết ra ngoài, ngâm chân trong nước ấm khoảng vài phút rồi lau khô. Dùng thuốc mỡ hoặc thuốc kháng sinh để bôi xung quanh vùng móng và băng vết thương để tránh bụi bẩn, vi khuẩn. Thực hiện khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày để vết thương hồi phục nhanh hơn.
Với móng chân bị hư hẳn
Móng chân hư hẳn không còn khả năng lành lại và phát triển. Vậy nên, cần tiến hành xử lý kịp thời để vết thương ở da lành lại và tạo không gian cho móng mới mọc lên bằng các bước như sau:
- Bước 1: Vệ sinh phần móng bị hư
Đầu tiên, tiến hành vệ sinh vùng móng bị hư với nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Đồng thời nên vệ sinh tay sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Sau đó dùng khăn mềm lau khô phần móng bị hư.
- Bước 2: Cắt tỉa phần móng bị hư
Nếu phần móng hư đã tách ra hoàn toàn với lớp da phía dưới, hãy dùng dụng cụ đã được sát khuẩn xử lý các vùng da còn bám liền với viền móng. Sau đó nhẹ nhàng gỡ móng hư ra.
Trường hợp phần móng hư chưa hoàn toàn tách ra, hãy cắt tỉa những phần đã tách ra càng nhiều càng tốt. Tránh tác động đến phần móng còn dính liền với da để tránh tổn thương.
- Bước 3: Bôi thuốc lên móng chân
Sau khi loại bỏ phần móng chân bị hư, có thể sử dụng thuốc mỡ kháng sinh bôi lên để nhanh bình phục. Tiếp đến dùng băng gạc sạch cố định lại vết thương ở móng để tránh nhiễm trùng. Nếu chưa loại bỏ hết phần móng tổn thương, sau khoảng 2 – 5 ngày, tiến hành loại bỏ phần móng còn lại.
Lưu ý, hãy giữ cho móng luôn sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Trong quá trình móng mới mọc lên thay thế, hạn chế va chạm để đảm bảo tính thẩm mỹ.
Cách chăm sóc móng chân bị hư tại nhà
Móng chân bị hư xảy ra do những tình huống không mong muốn như tai nạn hay va đập,… Các hiện tượng gãy sâu, mẻ hoặc dập móng có thể sẽ làm chị em cảm thấy rất đau đớn. Sau đây là các cách xử lý và chăm sóc để móng chân nhanh chóng hồi phục và đẹp hơn.
Luôn giữ đôi chân khô ráo
Điều cần thiết để đảm bảo vi khuẩn không có cơ hội phát triển chính là giữ chân khô ráo. Nếu ra ngoài khi trời mưa, lúc về nhà các nàng cần ngay lập tức rửa chân bằng nước ấm. Sau đó dùng khăn sạch lau khô để tránh xảy ra tình trạng chân ẩm ướt.
Ngoài ra, chị em nên sử dụng giày dép thông thoáng nhiều hơn thay vì các loại bít mũi chân. Điều này nhằm hạn chế đổ mồ hôi có thể làm móng chân bị hầm, bí và gây hư tổn.
Vệ sinh, làm sạch da thừa xung quanh móng thường xuyên
Vệ sinh và cắt tỉa da thừa thường xuyên cũng là một trong những cách dưỡng móng chân bị hư. Chị em trước khi thực hiện nên ngâm chân trong nước ấm rồi dùng kem dưỡng để làm mềm da. Đặc biệt các nàng nên cẩn thận và lưu ý không cắt quá sát tránh gây tổn thương hoặc chảy máu.
Không sơn móng quá nhiều
Trong nước sơn chứa nhiều thành phần hóa học có thể sẽ làm bào mòn móng một cách từ từ. Vì vậy, bạn nữ chỉ nên sơn móng chân khi có dịp đặc biệt và không quá thường xuyên.
Việc làm đẹp nhiều lần trong thời gian dài sẽ làm cho móng trở nên yếu và dễ gãy hơn. Từ đó dễ dẫn đến móng chân bị hư và tạo điều kiện cho vi khuẩn ăn sâu vào phần móng.
Chăm sóc móng chân bằng sản phẩm dưỡng
Cách dưỡng móng chân bị hư tốt là dùng sản phẩm dưỡng móng để phục hồi. Cần lựa chọn và sử dụng sản phẩm có thương hiệu và đảm bảo chất lượng. Hoặc đơn giản chỉ cần dùng nước ấm pha thêm chút dầu olive để ngâm chân là được. Duy trì thực hiện đều đặn 2 lần/tuần là các nàng sẽ cảm nhận ngay hiệu quả rõ rệt.
Uống nhiều nước
Chắc hẳn ai cũng biết việc bổ sung đủ nước sẽ mang đến nhiều lợi ích lớn cho sức khỏe. Chẳng hạn như tăng cường trao đổi chất, thanh lọc nhiều độc tố cho cơ thể và làm đẹp da,… Hơn nữa, việc uống nhiều nước còn giúp cho móng hư tổn nhanh phục hồi và phát triển trở lại.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và biotin
Bổ sung đầy đủ vitamin và biotin cũng là một cách chăm sóc hiệu quả giúp móng luôn khỏe mạnh. Để móng chân nhanh hồi phục, chị em nên tăng cường các loại thực phẩm giàu 2 dưỡng chất trên. Có thể kể đến như gan động vật, trứng, chuối, súp lơ, quả hạch, khoai lang, quýt hay cam,…
Dù áp dụng cách chăm sóc nào, bạn nữ cần phải lưu ý vệ sinh sạch sẽ vùng tổn thương. Bên cạnh đó là tránh để móng ẩm trong quá trình xử lý để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Khi đó, móng chân bị hư tổn sẽ ít gây ra đau hay nhức và nhanh lành hơn rất nhiều.
Bài viết cách dưỡng móng chân bị hư hy vọng đã cung cấp thông tin hữu ích và cần thiết. Chăm sóc đúng cách sẽ giúp móng tổn thương nhanh hồi phục và tránh tình trạng gây mất thẩm mỹ. Mong rằng với những chia sẻ trên, chị em có thể vận dụng và thực hành một cách hiệu quả.
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
- 10+ sơn móng tay Hàn Quốc tốt được yêu thích nhất hiện nay
- Top 10 mẫu vẽ móng tay cute, trẻ trung và cá tính
Bình luận