banner thang 4
banner thang 4

Cách điều trị sứt móng chân hiệu quả và an toàn nhất 2024


Cách điều trị sứt móng chân như thế nào là một trong những chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Khi bất cẩn làm tổn thương móng chân, việc sơ cứu đúng cách là rất quan trọng để nhanh chóng phục hồi và hạn chế biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn cách xử lý sứt móng hiệu quả nhất tại nhà.

Những nguyên khiến móng chân bị sứt

Sứt móng chân là tình trạng tương đối phổ biến và thường xảy ra do một số nguyên nhân như:

  • Sơn móng chân thường xuyên khiến móng bị bào mỏng, dễ gãy hơn.
  • Do vấp ngã trong quá trình vận động, di chuyển, sinh hoạt thường ngày.
  • Cắt tỉa móng chân không đúng cách.
  • Cơ thể thiếu chất canxi khiến móng chân, móng tay bị yếu, giòn và dễ gãy.
  • Thời tiết hanh khô khiến da và móng chân giòn, yếu hơn.
  • Móng chân bị hở và không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách.
  • Các nguyên nhân bệnh lý, thiếu máu, nấm, bệnh da liễu, u nang,…cũng có thể làm móng chân dễ sứt hơn.
Cơ thể thiếu canxi khiến móng chân dễ gãy sứt hơn
Cơ thể thiếu canxi khiến móng chân dễ gãy sứt hơn

Xử lý vết thương ở móng chân như thế nào là đúng?

Nguyên tắc đầu tiên của cách điều trị sứt móng chân và mọi vết thương khác là phải nhanh chóng xử lý, sát trùng vết thương để tránh bị nhiễm trùng.

Cách điều trị sứt móng chân
Cách điều trị sứt móng chân

Không được rút hết toàn bộ móng chân ra

Móng được cấu tạo từ chất sừng, không có tế bào sống. Móng mọc ra từ một nhóm tế bào đặc biệt gọi là gian bào nằm dưới quầng móng và có nhiều mạch máu.

Khi lớp gian bào bị hư hao thì móng sẽ không mọc ra lại được nữa, đây chính là lý do bạn không được rút toàn bộ móng chân của mình ra khi bị sứt. Bạn cần phải bảo tồn phần giường móng để móng có thể mọc lại như cũ.

Sơ cứu vết thương

Sau khi bị sứt, bật móng, bạn cần ngay lập tức rửa vết thương bằng thuốc sát trùng betadine để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây nhiễm trùng. Sau đó bạn băng bó móng lại vị trí cũ một cách nhẹ nhàng nhất có thể để giảm bớt đau đớn.

Các biện pháp làm giảm đau

Bạn có thể lấy đá lạnh bọc khăn sạch chườm lên vết thương 5 – 6 lần/ngày để làm dịu cơn đau. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể uống thêm thuốc giảm đau thông thường để dễ chịu hơn, nhưng phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Cắt bỏ phần móng bị thương tổn

Đối với vết thương nhẹ chỉ bị nứt móng hoặc sứt một phần móng, sau khi đã xử lý và vết thương hết đau đớn và khô lại, bạn hãy cắt đi phần móng bị hư tổn một cách cẩn thận, tránh phạm vào thịt và các phần móng nguyên vẹn khác.

Cần cắt bỏ móng chân bị thương tổn sau khi vết thương đã khô lại
Cần cắt bỏ móng chân bị thương tổn sau khi vết thương đã khô lại

Cách điều trị sứt móng chân này sẽ giúp móng chân của bạn được phục hồi tốt hơn, các tế bào móng mới có thể mọc lại nhanh hơn và giảm bớt bất tiện trong cuộc sống hàng ngày.

Đầu tiên bạn cần loại sạch các móng thừa quanh vết thương. Sau đó bôi một ít vaseline để giữ ấm cho vùng da quanh móng. Bạn có thể dùng một miếng vải quấn quanh phần móng bị thương để giảm bớt cảm giác khó chịu ở phần da móng đã được làm sạch, loại bỏ móng chết, móng thừa.

Chăm sóc móng chân trong thời gian hồi phục

Sau khi đã xử lý vết thương và móng chân hết đau nhức, trong thời gian móng đang hồi phục, bạn cần bảo vệ giường móng đã bị lộ ra bằng kỹ càng như sau:

  • Giữ móng chân luôn sạch sẽ và dưỡng ẩm vết thương.
  • Hạn chế cho vết thương đụng nước trong 1 – 2 ngày đầu. Việc này giúp vết thương của bạn nhanh khô hơn và tránh được sự xâm nhập của vi khuẩn.
  • Sau 2 ngày, bạn có thể rửa vết thương với nước ấm mỗi ngày 2 lần. Bạn cũng có thể ngâm móng trong nước muối để cấp ẩm cho móng và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng vết thương.
  • Giặt chăn, drap, gối và giữ giường luôn sạch sẽ để vết thương ở móng chân của bạn ở trong môi trường tốt nhất, dễ lành hơn.
  • Dùng gối sạch kê chân lên khi ngủ để hạn chế việc vô tình đụng trúng vết thương khi ngủ.
  • Thoa vaseline để dưỡng ẩm vùng da móng xung quanh vết thương.

Giữ sạch sẽ và dưỡng ẩm móng cũng như da xung quanh móng là cách điều trị sứt móng chân trong thời gian móng hồi phục
Giữ sạch sẽ và dưỡng ẩm móng cũng như da xung quanh móng là cách điều trị sứt móng chân trong thời gian móng hồi phục

Kiêng ăn khi móng chân bị sứt

Móng chân bị sứt, bị bật cũng được xem là một vết thương hở, vì thế mà bạn áp dụng cách điều trị sứt móng chân là kiêng ăn y như đối với các vết thương khác trên cơ thể.

Bạn nên tránh các thực phẩm sau có thể làm vết thương tổn thương thêm và có thể để lại sẹo như:

  • Rau muống: rau muống sẽ làm tăng sinh tế bào quá mức, khiến cho vết thương của bạn bị lồi lên.
  • Thịt gà, trứng gà: có thể gây đau nhức ở vết thương.
  • Gạo nếp: gạo nếp là thực phẩm có tính nóng, dẻo, có thể khiến vết thương bị mưng mủ.
  • Hải sản: cũng giống như rau muống, hải sản có thể khiến vết thương của bạn bị sẹo lồi.

Nên ăn gì khi bị sứt móng chân

Một cách điều trị sứt móng chân hiệu quả nữa là bổ sung những thực phẩm có lợi cho vết thương vào khẩu phần ăn của bạn như:

  • Rau xanh và hoa quả: đu đủ, thanh long, cam, bưởi,… để bổ sung thêm chất xơ và vitamin giúp vết thương mau lành hơn.
  • Cá, trứng, ngũ cốc,… giàu kẽm và selen giúp móng chân của bạn hạn chế bị nhiễm trùng và mau lành lặn.
  • Thực phẩm bổ sung biotin và một số vitamin khác để kích thích sự phát triển và ổn định móng. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc khi nào có thể sử dụng thực phẩm chức năng và nên dùng loại nào nhé!
Bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho móng để vết thương nhanh lành hơn
Bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho móng để vết thương nhanh lành hơn

Bị sứt móng chân bao lâu thì lành? Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Tùy theo mức độ nghiêm trọng khi sứt móng mà thời gian hồi phục có thể dao động từ 3 – 4 tuần tới 2 – 3 tháng. Các trường hợp móng bị mưng mủ, nhiễm trùng nặng thì thời gian lành sẽ lâu hơn khoảng 6 – 9 tháng.

Khi phát hiện móng chân bị sứt, nên theo dõi chặt chẽ tình trạng vết thương. Nếu cảm giác đau nhức không giảm sau 2 – 3 ngày hoặc thấy vết thương chảy dịch, chảy máu không ngừng thì nên đi khám bác sĩ sớm để được xử lý và điều trị kịp thời. Tránh tự ý xử lý các trường hợp sứt móng nặng tại nhà bởi rất dễ gây biến chứng, viêm nhiễm.

Móng chân sứt có thể hồi phục sau 2 - 3 tháng
Móng chân sứt có thể hồi phục sau 2 – 3 tháng

Sứt móng chân là vết thương nhỏ nhưng nếu không biết cách xử lý sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Hy vọng rằng những kiến thức về cách điều trị sứt móng chân trên đây sẽ giúp bạn tự tin sơ cứu tại nhà khi gặp phải các tình huống chấn thương không mong muốn!

Xem thêm:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan