banner thang 4
banner thang 4

Bị lật móng chân phải làm gì? Cách xử lý nhanh và an toàn


Bị lật móng chân phải làm gì để không bị nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành? Lật móng chân xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như: bị vấp té, bị chân chống xe cán trúng, bị vật nặng rơi trúng chân. Sau đây là cách xử lý cấp tốc và một số điều cần chú ý khi bị bật móng chân.

Bị lật móng chân nên làm gì?

Bị lật móng chân là tình trạng phần móng tách ra khỏi phần thịt của đầu ngón chân. Khi bị lật móng chân, tùy vào mức độ nặng nhẹ sẽ có cách xử lý khác nhau.

  • Trường hợp bị lật móng nhẹ

Nếu phần móng chỉ hơi lật nhẹ, không bị tách ra mà chỉ xây xước thì đầu tiên là rửa sạch vết thương. Lưu ý là rửa bằng nước sát trùng vết thương. Có thể mua ở tiệm thuốc và dùng tăm bông để sát khuẩn. Sau đó dùng gạc băng bó lại phần móng bị lật nhẹ này để tránh bị va chạm giúp móng nhanh phục hồi.

  • Trường hợp móng bị lật nặng

Lúc này cần chú ý không lấy phần móng bị lật đi. Vì sẽ gây đau đớn nhiều hơn và có thể nhiễm trùng móng. Đầu tiên, cần nhẹ nhàng rửa sạch vết thương bằng dung dịch sát khuẩn. Tiếp theo băng ngón chân có móng bị lật này lại. Trong trường hợp quá đau đớn và không biết cách xử lý, nên đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở Y tế gần nhất để được hỗ trợ. Ngoài ra, cũng cần uống thuốc giảm đau, kháng viêm để móng không gây phản ứng viêm và nhanh phục hồi hơn.

Cần băng bó vết thương khi móng chân bị lật
Cần băng bó vết thương khi móng chân bị lật

Có nên cắt móng chân bị bật ?

Theo các bác sĩ, dù bị bật móng chân nhẹ hay bị bật nặng cũng không nên cắt móng chân bị bật ngay lúc đó. Vì hành động này sẽ làm vị trí vừa bật móng chân càng tổn thương nặng hơn. Đồng thời làm mất đi phần móng bảo vệ, có thể gây nhiễm trùng.

Việc cắt móng chân bị bật chỉ nên thực hiện khi thấy phần móng này bắt đầu khô, sậm màu đi. Vì nếu không cắt bỏ phần móng này có thể bị bật thêm lần nữa hoặc làm chậm thời gian phục hồi. Trong trường hợp phần móng dày quá, có thể ngâm nước ấm để làm mềm cho dễ cắt.

Nên đến cơ sở Y tế để được Y tá, bác sĩ cắt phần móng chân bị lật
Nên đến cơ sở Y tế để được Y tá, bác sĩ cắt phần móng chân bị lật

Bị bật móng chân kiêng ăn gì ?

Sau đây là danh sách những món ăn cần kiêng khi bị bật móng chân để quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn.

Kiêng đồ nếp, đồ cay nóng

Đồ nếp, đồ cay đều là những món gây nóng cho cơ thể. Từ đó có thể làm sưng hoặc mưng mủ vết thương. Lúc này sẽ khiến móng bị viêm và trở nặng hơn. Do vậy nếu muốn nhanh hồi phục, cần tuyệt đối kiêng ăn đồ nếp và các món cay nóng. Thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh để cơ thể có thêm vitamin giúp tăng đề kháng và nhanh lành vết thương.

Kiêng ăn các món đồ nếp như xôi
Kiêng ăn các món đồ nếp như xôi

Kiêng thịt gà, vịt

Thịt gà, thịt vịt là những món ăn chứa rất nhiều đạm và một số chất gây dị ứng. Ăn các món này sẽ khiến phần vết thương bị ngứa nhiều, nhất là trong giai đoạn đang liền thịt và ra da. Khi bị ngứa theo thói quen dùng tay gãi sẽ gây bong, làm bật phần móng mới ra này. Vậy nên dù có thèm đến mấy cũng cần tránh các món thịt gà, thịt vịt nhé.

Thịt gà, thịt vịt gây ngứa khi móng chân lành thương
Thịt gà, thịt vịt gây ngứa khi móng chân lành thương

Kiêng hải sản, đồ tanh

Các món hải sản có thể kể đến như tôm, cua, mực, ghẹ và các món đồ tanh như cá biển. Với hàm lượng đạm cao, hải sản có thể gây nên tình trạng ngứa nhiều sau khi ăn. Điều này cản trở rất nhiều đến quá trình lành thương của móng chân. Nếu quá thèm, có thể ăn cá nước ngọt hoặc tôm sông. Nhưng cũng chỉ nên ăn một lượng vừa phải thôi nhé!

Kiêng rau muống, thịt bò

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn rau muống có thể gây nên sẹo lồi. Với trường hợp bị lật móng chân cũng vậy, cần tuyệt đối kiêng rau muống. Bên cạnh đó, thịt bò cũng là món cần tránh vì ăn vào sẽ làm tăng lượng sắc tố gây nên sẹo thâm. Tóm lại việc ăn cả 2 món này đều gây mất thẩm mỹ cho ngón chân.

Móng chân bị lật cần kiêng rau muống vì món này gây sẹo lồi
Móng chân bị lật cần kiêng rau muống vì món này gây sẹo lồi

Bị lật móng chân bao lâu thì lành?

Thông thường, bị lật móng chân sẽ lành hoàn toàn trong vòng 6 – 9 tháng. Tuy nhiên, tùy vào trường hợp và cơ địa mỗi người mà thời gian lành thương sẽ khác nhau. Ví dụ, nếu chỉ bị lật nhẹ thì sau 1-2 tháng, móng sẽ mọc dài trở lại. Còn với trường hợp bị lật toàn bộ phần móng thì thời gian bình phục sẽ lâu hơn, kéo dài đến 9 tháng.

Móng chân bị lật sẽ lành sau 6-9 tháng
Móng chân bị lật sẽ lành sau 6-9 tháng

Cách vệ sinh móng chân bị bật mau lành

Cách vệ sinh móng chân bị bật cũng tương tự như cách vệ sinh các vết thương khác:

  • Đầu tiên, sát khuẩn tay bằng cồn Y tế và lấy các dụng cụ cần thiết.
  • Dùng tăm bông hoặc bông nhúng vào dung dịch sát khuẩn Betadine rồi rửa sạch vết thương. Chú ý không dùng oxy già hoặc cồn để làm sạch vết thương vì sẽ gây đau rát nặng.
  • Cuối cùng, băng vết thương móng lại bằng gạc rồi cố định bằng băng keo y tế. Nếu thấy vết thương đã khô thì có thể không băng để tạo sự thông thoáng giúp mau lành hơn.
Vệ sinh sạch tay trước khi băng bó vết thương móng chân bị lật
Vệ sinh sạch tay trước khi băng bó vết thương móng chân bị lật

Bài viết vừa giải đáp câu hỏi bị lật móng chân phải làm gì và những lời khuyên về cách chăm sóc, vệ sinh móng. Bên cạnh còn là những món cần kiêng để móng chân nhanh phục hồi. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan hãy nhắn tin cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan